Cách làm chuồng heo nái chi tiết 2022

Hướng dẫn cách làm chuồng heo nái hiệu quả 

Chăn nuôi lợn nái là mô hình chăn nuôi được nhiều người biết đến. Nhưng cách làm chuồng nuôi heo nái thế nào là đúng kỹ thuật thì chắc hẳn nhiều người chưa hiểu rõ. Thiết kế chuồng trại là một trong hai khâu quan trọng nhất trong chăn nuôi lợn nái. Mô hình nuôi lợn nái đòi hỏi sự đầu tư nhiều hơn về thiết kế chuồng trại với nhiều kiểu chuồng khác nhau. Vì vậy trong bài viết này Dương Ninh Store sẽ phân tích cách làm chuồng lợn nái tại nhà đúng kỹ thuật và hiệu quả nhất mà bạn mong muốn.

Mẫu chuồng lợn nái phổ biến
Mẫu chuồng lợn nái phổ biến 

Vị trí chuồng heo nái 

Cho dù bạn đang xây dựng chuồng trại hay tìm hiểu cách làm chuồng heo nái, bạn cần xác định một vị trí cụ thể và hợp lý cho lợn con và hơn hết là các khu vực riêng biệt cho lợn nái. Lý do là khi nái nằm, cần tránh để lợn con bị mẹ đè lên mình.

Vị trí chuồng heo nái nên nằm ở khu vực riêng biệt
Vị trí chuồng heo nái nên nằm ở khu vực riêng biệt

Với điều kiện khí hậu và kinh tế của người dân Việt Nam, thiết kế chuồng trại ở đây thường được đặt trên diện tích từ 4-6 m2, chia làm hai khu vực có thể quản lý được. Chuồng heo nên rộng 60cm-65cm và dài 2,2m-2,25m.

Nên chọn vị trí chuồng cách xa khu vực sinh sống để hạn chế con người tiếp cận khu vực chăn nuôi lợn nái. Cần tránh xa khu vực chăn nuôi khác để tránh dịch bệnh lây lan, đồng thời chuẩn bị các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn. 

Bạn nên chọn nơi có nền đất cao chứ không nên chọn nơi thấp, có nước chảy. Chuồng đẻ được xây dựng ở nơi thích hợp, rất thuận tiện cho việc nuôi dưỡng, sử dụng theo quy trình công nghệ nuôi nái nuôi và phương pháp nuôi nái hiệu quả. 

Mặt trước của chuồng hướng ra mặt trời ban mai, tốt nhất là hướng Đông Nam hoặc Nam. Sân chơi cho lợn quay mặt về hướng Đông và cho lợn sưởi ấm dưới ánh nắng mặt trời để hỗ trợ quá trình tổng hợp và trao đổi chất vitamin D giúp xương chắc khỏe. Lưu ý bà con xây chuồng để lợn nái đẻ con sẽ đón ánh bình minh, tránh nắng chiều cực cho hại cho heo con. 

Cách làm chuồng nuôi heo nái cho hộ gia đình 

1. Nền chuồng 

Lời khuyên chung: 

Nền chuồng phải cứng và chắc, độ dốc khoảng 3% để chuồng luôn khô ráo. Chiều cao của nền chuồng phải là 35-40 cm. Nền chuồng phải đủ nhám để nái không bị trượt ngã. Đây là điều kiện rất quan trọng để xây dựng đàn lợn nái đẻ. 

Nền bê tông: 

Nền bê tông là nền chắc chắn nhất và độ dày của lớp bê tông quyết định độ bền của nền chuồng. Độ dày nền chuồng phải là 5 cm đối với lợn nái đẻ và khoảng 3 cm đối với lợn con cai sữa. 

Nền chuồng bằng xi măng:

Nền chuồng bằng xi măng dễ làm và rẻ tiền nhưng có xu hướng hút ẩm khiến nái đi lại, ủi đồlàm hỏng nền chuồng. Nền nhựa: Sàn nhựa thường được sử dụng trong các trang trại chăn nuôi lợn nái chuyên nghiệp. Chuồng nuôi nái sinh sản sử dụng sàn nhựa sạch, khô và ấm, nhưng đắt hơn đáng kể.

2. Tường chuồng

Tường phải chắc chắn và kiên cố. Lợn nái trong thời kỳ giao phối thường rất phá phách. Tường phải đủ cao để nái không nhảy ra ngoài, và vào chuồng khác, hoặc quá cao khó bảo trì. Chuồng lợn phải an toàn. Khi lợn bị động dục, nó rất phá phách.

Xây móng: Xây móng nền rất quan trọng. Nền móng chắc chắn sẽ xây nên một bức tường thẳng và vững chãi. Đổ móng theo quy chuẩn xây dựng rất chắc chắn, đặc biệt đất yếu cần đầm chặtlàm dày lớp móng.

Lưu ý: Cần có khe hở trên tường của chuồng nuôi lợn nái để tăng độ thông thoáng cho chuồng.

3. Xây mái chuồng 

Vật liệu lợp mái: 

Chọn vật liệu lợp sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ chuồng trại của bạn. Mái chuồng cần được thiết kế ở độ cao phù hợp để tránh mưa và ánh nắng chiếu vào chuồng. 

Chuồng lợp tranh trông rất thoáng mát nhưng dễ hỏng, không bền. Mái lợp bằng tôn bền và nhẹ, nhưngthể khá nóng vào mùa hè. 

Chọn kiểu kết cấu mái:

Kiểu mái đơn khá thoáng và rộng, nhưng có nhược điểm là dễ bị mưa, nắng, gió lùa vào chuồng. Chuồng nuôi thoáng hơn, ít mưa, gió, nắng  tốn kém nhiều hơn. Dạng mái thái kép có giá thành khá rẻ nhưng lại khó thoát nhiệt.

4. Máng ăn và máng uống

Một số máng ăn phổ biến: máng xây cố định thành chuồng, máng tự động đặt trên nền chuồng. Hiện nay, các chuồng nuôi đã dần chuyển sang máng tự động bởi sự tiện dụng và khoa học của loại máng này.

Máng tự động cho lợn nái
Máng tự động cho lợn nái

Máng uống nước: Tốt nhất nên thiết kế chuồng đẻ hệ thống vòi uống tự động để heo uống nước khi cần.

5. Hệ thống xử lý chất thải 

Mương thoát chất thải : Bạn nên xây rãnh thoát chắc chắn và dày dặn, có chiều rộng từ 0,2 – 0,5 m. 

Bể lắng: Bể ủ và bể lắng chất thải có mái che, quây kín, dùng tấm nhiệt màu đen để diệt vi khuẩn sinh nhiệt. Tthải nhanh chất thải, diệt trứng ruồi, lây lan dịch bệnh. 

Hầm phân hủy : Chúng ta thiết kế hầm chứa phù hợp nhất theo khả năng và nhu cầu của từng hộ chăn nuôi, trang trại. Bạn có thể xây một tầng hầm bioga để sử dụng nguồn khí đốt của mình. Hoặc bạn có thể xây một tầng hầm bê tông đã phân hủy.

Cách bạn xây dựng chuồng trại có ảnh hưởng rất lớn lớn đến việc lợn của bạn phát triển và sinh sản. Do đó, đảm bảo chuồng đẻ tối ưu nhất. Vì vậy, bạn có thể tham khảo một số cách làm chuồng heo nái. Xây dựng những chuồng thích hợp cho lứa heo của trang trại. Hãy tham khảo bài viết và đón chờ nhiều nội dung hấp dẫn hơn tại Dương Ninh Store các bạn nhé!

Đánh giá nội dung này !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *