Tìm hiểu về phương pháp nhận biết dấu hiệu bò có thai

Nhận biết được việc bò đang mang thai rất cần thiết vì người nuôi có thể đảm bảo chế độ ăn uống và chăm sóc phù hợp để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng của cả bò mẹ và thai nhi, đồng thời đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai bò. Cùng Dương Ninh tìm hiểu ngay 3 phương pháp để nhận biết dấu hiệu bò có thai được tổng hợp chi tiết trong bài viết này nhé!

1. Sử dụng phương pháp chẩn đoán lâm sàng

1.1 Chẩn đoán bên ngoài

Quan sát bên ngoài của bò là một phương pháp đơn giản để nhận biết dấu hiệu bò có thai. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kinh nghiệm và khả năng quan sát. Ta cần chú ý vào 4 điểm sau:

  • Quan sát vào thành bụng để xem có sự cử động của bào thai.
  • Phù thũng ở tứ chi và phía dưới thành bụng của bò.
  • Chỗ lõm bên dưới thành bụng phía phải để phát hiện sự mất đối xứng.
  • Quan sát phía sau bò, ta có thể thấy vòng cung rõ ràng nổi lên trên thành bụng.
Thai bê con trong bụng mẹ
Hình ảnh bê con trong bụng mẹ

Ngoài ra, sờ nắn cũng là một phương pháp được sử dụng. Bằng cách ấn vào phía bên phải của thành bụng, ở chỗ lõm phía dưới, ta có thể phát hiện đầu và cổ của bào thai. Phương pháp này thường được thực hiện vào buổi sáng sớm, khi vật chưa ăn uống. Nên thực hiện quá trình chẩn đoán nhiều lần để có độ kết quả chính xác nhất.

1.2 Chẩn đoán qua âm đạo

Khi chẩn đoán qua âm đạo, ta cần quan sát để xác định các đặc điểm và tính chất của niêm mạc âm đạo, để xác định được dấu hiệu bò mang thai. Mỗi mốc thời gian thai kỳ, âm đạo sẽ có biểu hiện khác nhau:

  • Tháng đầu tiên, kích thước cổ tử cung không lớn, có hình dạng hình chóp, lòng cổ tử cung không kín, niêm dịch ít và đặc. Lúc này, niêm mạc âm đạo nhợt nhạt, khô và không có ánh.
  • Tháng thứ hai, lòng cổ tử cung đóng kín, có dạng như nút chai, niêm mạc âm đạo phát ra nhiều dịch nhờn.
  • Thứ tư của thai kỳ, cổ tử cung và thành âm đạo tiết ra dịch màu trắng đục và lượng niêm dịch tăng theo tuổi thai. Quan sát niêm mạc âm đạo thấy hình dạng mềm mịn, có tế bào niêm mạc âm đạo phát triển mạnh.
  • Tháng thứ bảy hoặc đầu tháng thứ tám, niêm dịch được tiết ra rất nhiều.

Đối với trường hợp bò không có thai, niêm mạc âm đạo có màu hồng, ẩm ướt, bóng loáng, lượng niêm dịch rất ít và có màu trong suốt hoặc hơi đục, lòng cổ tử cung không có hình dạng chai.

1.3 Chẩn đoán qua trực tràng

Chuẩn đoán bò có thai bằng cách cho tay vào trực tràng
Chuẩn đoán bằng trực tràng

Phương pháp chẩn đoán qua trực tràng có thể áp dụng sau 45 đến 60 ngày kể từ khi bò phối giống. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất gia súc để xác định sự có thai. Việc áp dụng phương pháp này giúp phát hiện các dấu hiệu bò có thai được thể hiện qua hình thái, đặc điểm, tính chất và vị trí của các phần tử cung, buồng trứng, rãnh giữa tử cung, động mạch tử cung, thai và nhau thai. Chẩn đoán qua trực tràng cũng cho phép xác định các tình trạng khác nhau của cơ quan sinh dục và bào thai.

2. Thực hiện chuẩn đoán bằng phương pháp phi lâm sàng

2.1 Phương pháp siêu âm

Công nghệ máy siêu âm phát triển, cho phép xác định sự tồn tại của thai bằng sóng siêu âm ở nhiều loài động vật. Máy siêu âm trong nghiên cứu sinh lý sinh sản sẽ chẩn đoán chính xác về cơ quan sinh sản, bao gồm chẩn đoán mang thai, hình thành thể vàng và phát triển của nang trứng.

Phương pháp này sẽ sử dụng tia siêu âm để phát hiện dấu hiệu bò mang thai bằng cách đặt đầu dò vào trong trực tràng. Nên thực hiện siêu âm từ 12-14 ngày sau phối giống, trung bình là 28 ngày. Phương pháp này cũng cho phép xác định số bào thai, tình trạng và tuổi thai, cũng như giới tính (ngày thứ 55-56 của thai kỳ). Tử cung và buồng trứng có thể được kiểm tra gián tiếp bằng phương pháp siêu âm. Độ chính xác có thể đạt từ 85-95%. Phôi trong giai đoạn từ 26-29 ngày có kích thước khoảng 10 mm và tăng khoảng 1,1 mm hàng ngày. Kỹ thuật này cũng có thể được sử dụng để dự đoán tuổi thai lên đến 140 ngày sau khi đo đầu-đuôi của thai.

Hình ảnh siêu âm của 3 giao đoạn bò có thai
Hình ảnh siêu âm bò có thai qua các chu kỳ

2.2 Phương pháp định lượng progesterone trong sữa

Kiểm tra dấu hiệu bò có thai có thể dựa trên nồng độ progesterone trong sữa sau 21-24 ngày phối giống. Nồng độ progesterone trong sữa và máu tương đương trong chu kỳ động dục. Khi bò mang thai, nồng độ progesterone trong sữa cao từ ngày 21-24 sau thụ tinh. Đo lường progesterone trong sữa trong khoảng thời gian này có thể giúp xác định sớm liệu bò có mang thai hay không. Trong trường hợp sữa bò có nồng độ progesterone cao, có khả năng cao là bò đã mang thai, với độ tin cậy gần 80%. Tuy nhiên, từ 40-60 ngày tuổi thai, cần kiểm tra qua trực tràng để xác định chắc chắn. Nếu nồng độ progesterone thấp, bò không có thai.

Kết quả xét nghiệm progesterone sữa để chẩn đoán mang thai sớm ở bò như sau:

  • Nhóm bò sinh sản bình thường có nồng độ progesterone trong sữa từ 0,52 đến 2,86 ng/ml. Tỷ lệ đậu thai là 40%.
  • Nhóm bò tồn hoàng thể có nồng độ progesterone trong sữa từ 0,74 đến 2,77 ng/ml. Tỷ lệ đậu thai là 30%.
  • Nhóm bò u nang noãn có nồng độ progesterone trong sữa từ 0,59 đến 2,48 ng/ml.
Hình ảnh siêu âm của 3 giao đoạn bò có thai
Hình ảnh siêu âm bò có thai qua các chu kỳ

3. Dùng máy điện tim thai để nhận biết dấu hiệu bò có thai

Để nhận biết dấu hiệu bò mang thai ta có thể dùng đến máy điện tim thai. Đây là phương pháp chẩn đoán thai bò, áp dụng cho thai bò từ 5 tháng trở lên. Vị trí để nghe tim thai hay vị trí sờ nắn nằm ở phía trên.

Có 2 trường hợp áp dụng được phương pháp nghe tim thai là:

  • Khi bào thai nằm dọc theo phía lưng hoặc phía hông của bò mẹ và màng thai không quá dày ở giữa bào thai và thành tử cung.
  • Khi bào thai để đủ ngày vì nếu thai quá ít ngày, thành tử cung quá dày, màng thai quá dày hoặc dịch thai nhiều, thì hầu như không thể nghe được tim thai.

Trên đây là thông tin chi tiết mà Dương Ninh đã tổng hợp về 3 phương pháp giúp nhận biết dấu hiệu bò mang thai. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn trong quá trình chăn nuôi của mình.

Đánh giá nội dung này !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *