Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Bò Vỗ Béo Nhanh Chóng

Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo là tiến hành cung cấp thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, môi trường tốt nhất cho bò để khi giết thịt sẽ cho khối lượng và chất lượng thịt cao. Đáp ứng được các yêu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Yêu cầu về lựa chọn giống

Nên chọn giống bò lai giữa bò cái Sind và bò đực giống chuyên thịt như Brahman, Senepol, Droughmaster,… Để quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đạt được năng suất cao. Thông thường, bò đực sẽ nhanh phát triển hơn bò cái. Bà con nên lưu ý cần phải tách riêng bò đực chưa thiến trước khi tiến hành thực hiện các kỹ thuật nuôi bò vỗ béo. Lựa chọn giống bò có thể trạng gầy khi vỗ béo sẽ cho hiệu quả cao hơn bò có thể trạng béo. Nuôi bò già thì hiệu quả phát triển sẽ không cao.

Khi chọn giống bò, lựa những con mắt tinh nhạy bén, không mắc bệnh, thân hình cân đối, bụng thon, lông mịn, đuôi luôn cử động, da đàn hồi tốt, cụm lông đuôi dài. Trước khi đưa bò đi vỗ béo, cần phải tẩy nội, ngoại ký sinh trùng (tiêm bắp, tiêm dưới da Biomectin, albendazole, Levamisol 7,5%). Những con bò bị bệnh cần phải điều trị cho đến khi hết bệnh hoàn toàn mới đưa vào vỗ béo.

Chú ý: trung bình một con bò sẽ tăng trọng từ 500-800g/ngày tương đương một tháng là 15-24kg/con.

Lưu ý về kỹ thuật làm chuồng nuôi bò vỗ béo

Việc làm chuồng để bò có không gian thoải mái cũng vô cùng quan trọng
Việc làm chuồng để bò có không gian thoải mái cũng vô cùng quan trọng

Hướng chuồng

Xây dựng chuồng ở hướng Nam hoặc Đông Nam. Đảm bảo sự thông thoáng, mát mé, tránh mưa/gió tạt vào. Xung quanh chuồng nuôi nên trồng cây xanh để tỏa bóng mát.

Vị trí xây dựng mô hình nuôi bò vỗ béo

Phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi của bà con mà vị trí xây dựng chuồng trại phải đảm bảo đúng khoảng cách an toàn theo quy định của Luật chăn nuôi. Trong chăn nuôi nông hộ, chuồng bò xây cách nhà dân khoảng 25-30m. Đáp ứng điều kiện cao ráo, thoát nước tốt, thoáng mát, dễ vệ sinh chuồng trại.

Loại chuồng trại

Có hai kiểu chuồng bò phổ biến sau:

  • Kiểu chuồng bò 1 dãy: Chuồng rộng tầm 6-7m, phần mái lợp bằng nhau hoặc mái dài, mái ngắn. Có lối đi, máng ăn, máng uống tiện cho việc chăm sóc, ra vào chuồng. 
  • Kiểu chuồng bò hai dãy: Chuồng rộng tầm 10-15m, xây thành chuồng hai dãy đối đầu nhau (ở giữa là đường đi cho ăn, máng ăn, máng uống thiết kế dọc theo lối đi). Hoặc kiểu chuồng hai dãy nối đuôi (ở giữa hai dãy có lối vào thu dọn phân). Loại chuồng này được dùng phổ biến trong các trang trại có quy mô lớn hoặc thâm canh, tiết kiệm được diện tích xây dựng và nguyên vật liệu.

Bên cạnh đó còn có mô hình nuôi bò vỗ béo có điều kiện đầu tư. Có nghĩa là xây dựng kiểu chuồng kín, diện tích từ 5-6 m2/con. Nền chuồng nhám, không trơn trượt, có độ dốc 2-3%. Chỗ đứng có kích thước 2×1.8m. Với loại chuồng hở, cần che chắn kỹ càng để tránh các côn trùng như ruồi, muỗi. 

Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo hiệu quả cao

Áp dụng các kỹ thuật nuôi bò vỗ béo để đạt hiệu quả chăn nuôi cao
Áp dụng các kỹ thuật nuôi bò vỗ béo để đạt hiệu quả chăn nuôi cao

Đối tượng

Khoảng thời gian tiến hành kỹ thuật nuôi bò vỗ béo: tùy vào độ tuổi, cân nặng của bò trước khi vỗ béo mà có thời gian nuôi khác nhau. Thông thường từ 60-90 ngày. Sau 60 ngày mà bò chưa phát triển hiệu quả thì tăng thời gian vỗ béo thêm 3 tháng. Nếu bò không còn khả năng tăng trọng, cân nặng ít thì bà con nên ngừng vỗ béo và xuất bán.

Loại thức ăn sử dụng

Nên dùng các thức ăn thô xanh, thức ăn tinh, phụ phẩm, khoáng đa vi lượng, vitamin.

  • Thức ăn thô xanh: Thức ăn thô xanh là các loại cỏ có trong tự nhiên, cỏ nhà trồng, các loại ủ chua. Thức ăn xanh chiếm đến 55-60% vật chất khô trong mỗi bữa ăn của bò.
  • Thức ăn tinh: gồm các loại như cám gạo, bột ngô, khoai, sắn, bột mì,… Phụ phẩm bao gồm bã đậu nành, bã sắn, thân cây ngô, rơm rạ, khô dầu vừng, khô dầu dừa, khô dầu đậu tương, khô dầu lạc,…
  • Khoáng đa lượng, vitamin: Đây là các chất như vitamin A, D, Ure, khoáng đa lượng Na, P, Ca,… Trong mỗi khẩu phần ăn của bò, nó sẽ được bổ sung dưới dạng premix, premix vitamin khoáng 1-2%.

Cách chăm sóc bò dựa theo quy mô chăn nuôi

Tùy vào từng quy mô chăn nuôi của mỗi nhà mà việc chăm sóc, chăn nuôi cũng có sự khác biệt.

Hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ, quy mô nông hộ

Kỹ thuật nuôi bò vỗ béo bằng cách thả, chăn dắt. Thịt bò vừa săn chắc, vừa được ăn các nguồn thức ăn thô xanh từ tự nhiên nên thịt thơm, dai. Bên cạnh đó cần bổ sung các loại thức ăn có sẵn tại chuồng như rơm khô, cỏ tươi, cám gạo (1.5-2kg/ngày), phụ phẩm nông nghiệp, bã bia, thức ăn ủ chua,…

Chăn nuôi bò quy mô lớn, nông trại

Với hình thức này, người chăn nuôi nên vỗ béo bằng cách nuôi nhốt, hạn chế bò vận động, tập cho bò ăn các khẩu phần ăn vỗ béo để ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.

  • Tuần 1: 0.5-1kg thức ăn tinh + 25kg cỏ (tăng dần khẩu phần ăn của bò)
  • Tuần 2: 1-2kg thức ăn tinh + 20kg cỏ (tăng dần khẩu phần ăn của bò)
  • Tuần 3: 2-3kg thức ăn tinh + 15kg cỏ (tăng dần khẩu phần ăn của bò)
  • Từ tuần 4 trở đi: thoải mái lượng thức ăn tinh + 15kg cỏ.

Bài viết trên đây cung cấp một vài thông tin cần thiết cho bà con về kỹ thuật nuôi bò vỗ béo. Hy vọng bà con nắm vững kiến thức để tiến hành áp dụng thành công, nâng cao năng suất. Từ đó đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.

Đánh giá nội dung này !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *