Chi Tiết Cách Nuôi Heo Con Tách Mẹ Nhanh Lớn

Việc tách heo con ra khỏi heo mẹ và cai sữa cho heo là điều không dễ dàng trong quá trình chăn nuôi. Vậy làm sao để nuôi heo con tách mẹ mà vẫn đảm bảo heo phát triển tốt? Cùng Dương Ninh tìm hiểu cách nuôi heo con tách mẹ sau đây.

cách nuôi heo con tách mẹ
cách nuôi heo con tách mẹ

Cách nuôi heo con tách mẹ – Đặc điểm của heo con

  • Trong đàn đang có heo con ốm thì không được cai sữa, tách mẹ. Việc tách heo con ra khỏi heo mẹ phải phụ thuộc vào thể trạng của đàn heo. 
  • Trong vòng 3-5 ngày trước khi cai sữa, bà con nên hạn chế lượng thức ăn và nước uống hàng ngày cho heo mẹ. Đặc biệt không cho heo mẹ ăn rau xanh và củ quả để giảm dần việc tiết sữa. Đồng thời, hạn chế số lần cho heo con bú và nên thực hiện việc tách đàn vào ban ngày.
  • Heo con sau khi sinh được 1 tháng sẽ tiến hành cai sữa trong giai đoạn từ ngày 28 đến ngày 60.
  • Trong 20 ngày đầu cai sữa, lợn con phải tự lấy chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Vì mới tách mẹ cộng thêm việc ăn thức ăn bên ngoài nên sức đề kháng của heo trong thời gian này dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
  • Giai đoạn tách heo con ra khỏi heo mẹ rất quan trọng. Vì nếu không biết cách chăm sóc hoặc chăm sóc không kỹ thì heo rất dễ bị chết . Theo thống kê, heo chết trong thời gian này chiếm tỷ lệ cao nhất trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của heo.
  • Heo con sau khi tách mẹ có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh từ 500-600g/ngày. Tuy nhiên, chăm sóc không đúng cách sẽ làm heo chậm phát triển, chậm lớn. Do vậy, tìm hiểu về cách nuôi heo con tách mẹ, kỹ thuật chăm sóc heo con sau khi cai sữa sẽ giúp ích rất nhiều cho người chăn nuôi.

Chế độ dinh dưỡng cho heo con sau khi tách mẹ

Dinh dưỡng cho heo con
Dinh dưỡng cho heo con
  • Heo con sau khi tách mẹ sức khỏe sẽ kém, chính vì vậy thức ăn cho heo phải thuộc loại dễ tiêu hóa, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, không bị ôi thiu, mốc,…
  • Trong những ngày tách mẹ đầu tiên (3-5 ngày), nên giảm lượng thức ăn của heo con để tránh bị tiêu chảy. Chia nhỏ bữa ăn thành 3-4 cữ/ngày và cho uống nước tự do.
  • Sau khi cai sữa cho heo con, nếu không có hiện tượng tiêu chảy thì nên tăng dần lượng thức ăn trong khẩu phần ăn của heo. Để thúc đẩy heo tăng ký, nhanh lớn.
  • Bà con có thể sử dụng loại cám công nghiệp dùng cho heo con trên thị trường hoặc phối hợp các thức ăn từ cám gạo, bột ngô, cám ngô. Để thuận tiện thì bà con nên tìm mua các loại cám đã được chế biến sẵn vì nó được phân thành các loại theo độ tuổi của heo. Đồng thời cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
  • Vì hệ tiêu hóa chưa tốt nên hạn chế thức ăn có chất xơ dễ gây táo bón cho heo dẫn tới còi cọc và viêm ruột. 
  • Ngoài việc bổ sung các loại dưỡng chất bằng con đường ăn uống. Người chăn nuôi cũng nên bổ sung các chất dinh dưỡng bằng đường tiêm cho heo. Chẳng hạn như tiêm thuốc Introvit, Butavit,…
  • Máng ăn, máng uống phải dùng riêng, đặt ở vị trí thích hợp để heo không trèo vào gây mất vệ sinh. Máng dài khoảng 20cm/đầu lợn và chia ra từng ngăn để heo con được ăn cùng lúc, không chen lấn lên nhau.

Xây dựng chuồng cho heo con

Chuồng heo con đạt chuẩn
Chuồng heo con đạt chuẩn

Diện tích chuồng

  • Xây dựng chuồng cho heo con nên rộng từ 1.5-2m để thuận tiện cho heo di chuyển và vui chơi. Không nên đặt chuồng gần heo mẹ.
  • Sàn phải cách mặt đất từ 30-40cm. Hiện nay có 2 loại sàn phổ biến trong nuôi heo con là sàn bê tông truyền thống và sàn nhựa. Tuy nhiên, sàn nhựa được dùng phổ biến hơn vì đặc tính nhẹ, dễ di chuyển.
  • Vách ngăn chuồng nên cao khoảng 60cm để tránh việc heo con nhảy ra ngoài. Đồng thời người chăn nuôi dễ đi vào chăm sóc.
  • Chuồng dành cho heo con phải che chắn kĩ tránh gió lùa vào, mưa tạt. Giữ cho chuồng luôn khô ráo, ấm áp. 

Nhiệt độ và độ ẩm

Để cho heo con dễ dàng thích nghi với môi trường mới thì nên điều chỉnh nhiệt độ chuồng mới. Tương đương với nhiệt độ chuồng trước khi tách mẹ. Nhiệt độ thích hợp cho heo con sau cai sữa là từ 25-27 độ. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cho heo con dễ mắc các bệnh về phổi như viêm phổi chẳng hạn.

Người chăn nuôi có thể điều chỉnh nhiệt độ dựa trên quan sát cách nằm của mỗi chú lợn nhà mình:

  • Heo đã đủ ấm: con no nằm liền kề con kia.
  • Heo bị lạnh: nằm xếp chồng lên nhau, lông dựng đứng, mình mẩy run rẩy.
  • Heo bị nóng: nhịp thở dồn dập, nằm phân tán mỗi con mỗi nơi.

Chăm sóc thú y cho heo con 

Chăm sóc heo con sau khi cai sữa
Chăm sóc heo con sau khi cai sữa

Heo con sau khi cai sữa và ăn thức ăn ngoài nên dễ mắc các bệnh về đường ruột. Đặc biệt là bệnh tiêu chảy và viêm phổi. Do đó, bà con cần phòng tránh và phát hiện sớm để việc điều trị được tiến hành thuận lợi.

  • Thiết lập chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp.
  • Thường xuyên  dọn vệ sinh chuồng heo, máng ăn, máng uống.
  • Căn chỉnh nhiệt độ thích hợp để tránh việc heo con bị lạnh, che chắn cẩn thận tránh nền chuồng ẩm.
  • Đặc biệt phải tiêm phòng đầy đủ cho heo con các loại vắc-xin như: vắc-xin dịch tả lợn, vắc-xin PRRS, vắc-xin lở mồm long móng. Ngoài ra cũng nên tẩy giun sán định kỳ cho heo.

Cách nuôi heo con tách mẹ không quá phức tạp. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý những kỹ năng cần thiết khi chăm sóc heo con. Bên cạnh đó là chế độ dinh dưỡng hợp lý cho heo để thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng, gia tăng năng suất chăn nuôi. Cửa hàng thiết bị vật tư ngành chăn nuôi Dương Ninh hy vọng những chia sẻ trên đây về kỹ thuật nuôi heo con tách mẹ sẽ giúp ích cho bà con.

Đánh giá nội dung này !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *